Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Nga An quyết tâm xây dựng xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu vào năm 2023

Kết quả thực hiện xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu đến năm 2022 của xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Đăng lúc: 16:22:41 17/02/2023 (GMT+7)
100%
Print



ỦY BAN NHÂN DÂN 

               NGA AN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 119/BC-UBND

Nga An, ngày 30 tháng 12 năm 2022

 

BÁO CÁO

Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu đến năm 2022 của

Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

 

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG.

1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã:

Xã Nga An nằm ở phía Đông Bắc huyện Nga Sơn Tỉnh Thanh Hoá, cách trung tâm huyện 10 km. Xã có 12 thôn, với tổng diện tích đất tự nhiên là 928,50 ha, trong đó đất nông nghiệp là 512.21 ha chiếm 55.16%. Xã có 2186 hộ với 8056 khẩu. Trong đó, lao động trong độ tuổi có khả năng lao động là 4898 người chiếm 60,9%(tại thời điểm điều tra 30/6/2022). Đảng bộ có 442 đảng viên được sinh hoạt ở 17 chi bộ (12 chi bộ thôn thôn, 3 chi bộ trường học, 1 chi bộ Công an  và 1 chi bộ trạm y tế). Trong những năm gần đây, cùng với sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của Tỉnh và của huyện; Cấp ủy, chính quyền xã Nga An đã tập trung lãnh đạo nhân dân trong xã đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn... và đã thu được những kết quả đáng phấn khởi.

Về vị trí địa lý: Phía Bắc giáp xã Nga Phú và Nga Điền; Phía Nam giáp xã Nga Thành;Phía Đông giáp xã Nga Thái;Phía Tây giáp xã Nga Giáp.

Về địa hình: Xã Nga An có 2 vùng: Vùng núi đá vôi nằm ở phía Bắc thuộc dãy núi Tam Điệp chiếm 12,75% diện tích tự nhiên toàn xã, dạng địa hình này rất thuận lợi cho phát triển du lịch, công nghiệp khai thác, trồng rừng…Vùng đồng bằng chạy dài từ chân núi Tam Điệp đến phía Nam của xã, vùng này chiếm 87,25% diện tích tự nhiên của xã, dạng địa hình này tương đối bằng phẳng, hiện nay đang được trồng cây nông nghiệp, bố trí đất ở và các công trình công cộng…

       Tốc độ phát triển kinh tế hàng năm đạt trên 13%.Tổng lương thực đạt 4532 tấn. Bình quân lương thực đầu người đạt 562kg. Tổng giá trị thu nhập năm 2022 ước đạt 484,98 tỷ đồng. Giá trị thu nhập bình quân đầu người đạt ước đạt 60,2 riệu đồng/người/năm.

2. Về thuận lợi, khó khăn:

* Thuận lợi: Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, xã Nga An luôn nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể. Hệ thống chính trị luôn ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, Đảng bộ, Chính quyền tập trung cao trong lãnh đạo, phát huy dân chủ trong Nhân dân, khối đại đoàn kết toàn dân được giữ vững, MTTQ và các đoàn thể vào cuộc đồng bộ, chủ động. Nhân dân tích cực tham gia phong trào chung sức xây dựng Nông thôn mới, kết cấu hạ tầng được đầu tư nâng cấp, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Cùng với sự quan tâm chỉ đạo hỗ trợ của các cơ quan ban ngành cấp trên, sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân trong xã còn có sự hướng về quê hương cùng chung tay, chung sức xây dựng quê hương của các Doanh nghiệp trong và ngoài xã, của con em xa quê hương đang công tác, học tập, sinh sống trên mọi miền đất nước.

* Khó khănTrong quá trình triển khai tổ chức thực hiện xây dựng Nông thôn mới xã Nga An cũng gặp không ít khó khăn như: Kinh tế của xã phát triển chưa toàn diện, toàn bộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa và nuôi trồng thủy sản phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên và chịu ảnh hưởng nhiều của lũ lụt; việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn chậm, quy mô sản xuất còn nhỏ, cơ sở hạ tầng hỗ trợ phát triển sản xuất còn hạn chế, một số công trình đã xuống cấp; Những ngày đầu thực hiện Chương trình còn lúng túng, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân lúc bắt đầu triển khai chưa đầy đủ, còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng gặp khó khăn về nguồn vốn, ảnh hưởng của dịch bệnh, suy thoái kinh tế...

II. Căn cứ triển khai thực hiện:

Căn cứ Quyết định số 1689/QĐ-TTg ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 318; 319/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 32/2022/QĐ-UBND ngày 10/8/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025;

          Căn cứ Quyết định số 33/2022/QĐ-UBND ngày 10/8/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025;

          Căn cứ Quyết định số 35/2022/QĐ-UBND ngày 10/8/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Về việc ban hành tiêu chí thôn thông minh và tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2025 theo lĩnh vực nổi trội nhất;

Căn cứ Quyết định số 18/QĐ-TTg, ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025;

Căn cứ Quyết định số 1810/QĐ-UBND ngày 26/5/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025;

III. Kết quả chỉ đạo thực hiện xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

Ngay sau khi nhận được văn bản chỉ đạo, điều hành của tỉnh và huyện, Ban thường vụ Đảng ủy xã đã chủ động chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng NTM kiểu mẫu theo các bước, trình tự cụ thể. tổ chức họp Ban chấp hành Đảng bộ ra Nghị quyết chuyên đề về xây dựng NTM kiểu mẫu, thành lập Ban chỉ đạo, phân công các đồng chí Ủy viên Ban thường vụ, Ban chấp hành, các ngành, đoàn thể, cán bộ công chức phụ trách và hướng dẫn các thôn tổ chức thực hiện. Từ đó căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, xây dựng kế hoạch cụ thể từng tháng, Quý, năm và triển khai đến các đơn vị thực hiện.

Kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM kiểu mẫu; Kiện toàn lại các tiểu ban ở thôn. BCĐ phân công nhiệm vụ đến từng thành viên, cụ thể từng nhiệm vụ, chỉ ra những ưu, khuyết điểm trên từng nội dung, lĩnh vực, đồng thời đề ra nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 là xây dựng xã Nga An đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

2. Ban hành cơ chế chính sách:

BCĐ đã triển khai đầy đủ các chủ trương, nghị quyết và in sao các văn bản hướng dẫn về thực hiện các tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu theo các hướng dẫn mới nhất về các cơ chế hỗ trợ của TW, của Tỉnh, của huyện gửi đến các thành viên BCĐ và các thôn để làm căn cứ thực hiện; HĐND xã ban hành cơ chế hỗ trợ các thôn chỉnh trang nhà văn hóa thôn, hỗ trợ làm đường giao thông, kênh mương xây dựng thôn kiểu mẫu, phát triển sản xuất, tuyên truyền rộng rãi để người dân biết và thực hiện.

3. Công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn:

a) Công tác truyền thông:

- Tuyên truyền xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu là nhiệm vụ quan trọng trong việc tổ chức thực hiện chương trình, nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ, Đảng viên và quần chúng nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng NTM nâng cao trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, làm cho nhân dân hiểu rõ xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu chính là tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tiên tiến, phát triển sản xuất để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, từ đó nhân dân đã tích cực đóng góp công sức, tiền của để thực hiện chương trình.

- Ngay sau khi triển khai kế hoạch xây dựng NTM kiểu mẫu Cấp ủy, chính quyền đã định hướng cho các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội, các thôn tuyên truyền một cách sâu rộng bằng nhiều hình thức nhằm chuyển tải mục đích ý nghĩa của chương trình từ đó nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân, với phương châm.

- MTTQ, các tổ chức CT- XH trong xã đã tập trung tuyên truyền, biểu dương những cách làm hay, những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong phong trào xây dựng NTM nâng cao để đoàn viên, hội viên và nhân dân trong xã hăng hái tham gia. Từ những cách làm hay, những mô hình điển hình được tuyên truyền kịp thời, sẽ có tác động lan tỏa rộng khắp địa bàn toàn xã. Cụ thể:

   MTTQ xã, Ban công tác mặt trận các thôn làm tốt công tác tuyên truyền vận động thực hiện phong trào thi đua đồng thời tham gia giám sát việc tổ chức thực hiện các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, ở xã.

   Hội nông dân, Hội phụ nữ tổ chức nhiều buổi tập huấn, tham quan mô hình, mở lớp dạy nghề và xây dựng mô hình tiểu thủ công nghiệp, mô hình trồng hoa thay cỏ dại, mô hình tổng dọn vệ sinh đường làng ngõ thôn, phân loại rác thải cùng chung tay XD NTM nâng cao; NTM kiểu mẫu.

   Hội CCB, đoàn thanh niên phát huy truyền thống “Anh bộ đội Cụ Hồ”, “Thanh niên làm theo lời Bác”; vận động hội viên, đoàn viên gương mẫu đi đầu trong các phong trào, làm kinh tế giỏi, xung kích trong phong trào bảo vệ môi trường.

    Các tổ chức xã hội trong xã như: Hội người cao tuổi với phong trào “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”, mẫu mực làm gương động viên con cháu tích cực lao động sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng, phát huy nội lực chung sức xây dựng NTM kiểu mẫu, thực hiện tốt việc tổ chức tang lễ theo quy ước nếp sống mới và các giá trị văn hóa truyền thống, tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tham gia quy hoạch quản lý nghĩa trang, nghĩa địa và xây dựng làng xã văn hóa…

b) Công tác đào tạo tập huấn:

    Tổ chức cho đội ngũ cán bộ tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do tỉnh và huyện tổ chức, đồng thời tổ chức quán triệt về triển khai kế hoạch và công bố các quy hoạch được UBND huyện phê duyệt đến tất cả các cán bộ, nhân dân trong xã biết và tổ chức thực hiện.

    Trong quá trình tổ chức thực hiện BCĐ xã, Tiểu ban ở thôn căn cứ vào các Văn bản quy định của trung ương, của Tỉnh của Huyện và tình hình thực tế của địa phương để triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả đảm bảo Quy hoạch, Kế hoạch…theo quy định.

4. Công tác phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân.

a. Công tác phát triển sản xuất nông nghiệp:

Đối với ngành trồng trọt, địa phương đã quy hoạch thành các vùng cánh đồng mẫu lớn chuyên canh năng suất chất lượng hiệu quả cao bằng các loại giống lúa lai, lúa thuần năng suất chất lượng cao, cây khoai tây đông, đông - xuân, bí xanh đông;   và các cây rau màu trái vụ, mô hình trồng rau củ quả trong nhà màng nilon ...bên cạnh đó kinh tế trang trại, gia trại cũng đã đưa con giống mới vào sản xuất như: Tôm thẻ chân trắng, cá trắm đen… cũng mang lại thu nhập đáng kể cho nhân dân toàn xã. Đặc biệt là có sự liên kết trong nông nghiệp, giữa 4 nhà (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông), từ việc tích tụ đất đai, xây dựng cánh đồng lớn, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, từng bước đổi mới tổ chức lại sản xuất nông nghiệp đã sớm khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, phân tán ruộng đất; đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, nhằm giảm chi phí đầu tư tăng hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho người nông dân. Ngành chăn nuôi cũng là ngành có tỷ trọng lớn trong nông nghiệp, vì vậy đã tập trung chỉ đạo chăn nuôi đi cùng với phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường .

b/ Hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp:

Hợp tác xã nông nghiệp với vai trò là “ Bà đỡ của nông dân” cũng đã bước đầu hình thành các mô hình liên kết sản xuất, tổ chức các khâu dịch vụ đáp ứng nhu cầu của nhân dân, củng cố lại các hoạt động, nâng cao chất lượng hiệu quả và vai trò của HTX, quan tâm đầu tư mở mang sản xuất, phát triển sản xuất nông nghiệp như: Đã có điểm kinh doanh, cung ứng vật tư nông nghiệp, phân bón, quản lý hoạt động của trạm bơm và các công trình thủy lợi, dịch vụ mạ khay, máy cấy, tu sửa kênh mương; phát triển khâu dịch vụ làm đất và tiến tới liên kết bao tiêu sản phẩm nông nghiệp cho nông dân…

c. Công tác phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn:

Cấp ủy, chính quyền xã trong những năm qua không ngừng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ gia đình cá nhân phát triển sản xuất, đa dạng hóa các loại ngành nghề nông thôn như: May mặc; đan lát hàng thủ công mỹ nghệ; khai thác; xây dựng, cơ khí, nghề mộc, buôn bán, xuất khẩu lao động..v..v.

Tính đến năm 2022 trên địa bàn xã: Có 2 công ty khai thác đá và sản xuất vật liệu xây dựng; 3 cơ sở sản xuất gạch không nung; 1 công ty và 4 cơ sở sản xuất hàng may mặc; 1 công ty sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; Có 1 hợp tác xã nông nghiệp; nhân dân đã đầu tư 28 máy sản xuất nông nghiệp các loại, trong đó máy làm đất 11 cái, máy tuốt lúa 9 cái; máy gặt đập liên hợp 7 cái; mấy cấy 4 cái.

Về dịch vụ thương mại: Địa phương không có Chợ trong quy hoạch của Tỉnh, có 48 cửa hàng buôn bán tại các địa điểm dịch vụ trong xã, có nhiều hộ buôn bán liên huyện, liên tỉnh.

Về dịch vụ vận tải và phục vụ sản xuất: Địa phương đến nay đã có 25 xe ô tô vận tải các loại và 5 máy múc, đáp ứng yêu cầu dịch vụ vận tải hàng và phục vụ sản xuất nông nghiệp ở xã.

d. Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn:

Trong những năm qua công tác đào tạo nghề cũng đã được chú trọng nhiều hơn, đa số nhân dân trong xã đã có trình độ từ sơ cấp nghề trở lên, công tác đào tạo tập huấn để nâng cao nhận thức về kiến thức pháp luật, về tiến bộ khoa học trong sản xuất được các cấp chính quyền quan tâm thường xuyên liên tục nên kết quả thể hiện khá rõ qua kết quả khảo sát trình độ lao động ở nông thôn như sau: Năm 2018 đạt 66%; năm 2019 đạt 70.10% và năm 2022 đạt 80,56%.

e. Kết quả nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân:

Từ những hình thức tổ chức sản xuất; cơ cấu kinh tế hợp lý và các nguồn thu khác đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm trên 13%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực góp phần tăng giá trị sản xuất và thu nhập bình quân đầu người trong những năm qua và tại thời điểm cuối năm 2022 thu nhập bình quân đầu người đạt: 60,2 triệu đồng/người/năm; đời sống của nhân dân đã được cải thiện rõ rệt, hộ khá, hộ giàu chiếm trên 80%, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2022 là 0% (đã trừ hộ không có khả năng lao động và ốm đau).

5. Kết quả huy động nguồn lực xây dựng NTM kiểu mẫu:

Trong những năm qua xã đã khai thác có hiệu quả các nguồn thu trên địa bàn, vận động nhân dân đóng góp, kêu gọi các nhà doanh nghiệp với sự ủng hộ của con em thành đạt trong xã, ngân sách nhà nước đầu tư và ngân sách xã đã tập trung đầu tư xây dựng, đến nay cơ bản đã hoàn thành các hạng mục công trình, các công trình đầu tư đã phát huy được hiệu quả sử dụng và phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ đời sống dân sinh trong xã.

Tổng kinh phí đã thực hiện: 313 tỷ 900 triệu đồng

Trong đó:

+ Ngân sách Trung ương, tỉnh:  1 tỷ 870 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0.59%

+ Ngân sách huyện:                          16 tỷ 170 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 5,15%

+ Ngân sách xã:                               18 tỷ 014 triệu đồng chiếm tỷ lệ 5.74%

+ Vốn vay, tín dụng:             65 tỷ 400 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 20,83%

+ Vốn doanh nghiệp:            43 tỷ 345 triệu đồng, chiếm tỷ lệ  14,44%

+ Nhân dân đóng góp:          169 tỷ 101 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 53,25%

Trong đó:

Đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng: 12 tỷ 050 triệu đồng( đóng góp của con em xa quê, nhân dân đóng góp xây công trình phúc lợi chiếm 7,12%)

Nhân dân chỉnh trang nhà cửa, cổng tường rào, cải tạo vườn tạp, phát triển sản xuất là 157tỷ 051 triệu đồng (chiếm 46,13%).

IV. Kết quả thực hiện xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu:

1.     Tiêu chí 1:

a.     Yêu cầu tiêu chí:

Xã Đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021  -  2025; đối với  các  xã đã  được công nhận  đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018  -  2020, phải tập trung rà soát, chỉ đạo thực hiện, đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ  tiêu chí quốc gia về  xã nông thôn mới  nâng cao giai đoạn 2021  -  2025.

b. Kết quả thực hiện:

Xã Nga An đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới tại Quyết định số 4723/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc công nhận xã Nga An đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2013 và được công nhận xã đạt chuẩn “Nông thôn mới nâng cao” năm 2020 tại Quyết định số 4537/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2020 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá. Đến nay công tác duy trì các tiêu chí NTM và NTM nâng cao theo tiêu chuẩn mới vẫn được quan tâm chú trọng giữ vững đạt chuẩn ( có báo cáo và biểu kèm theo)

c) Tự đánh giá: Đạt

2. Tiêu chí 2:

a.     Yêu cầu tiêu chí:

Thu nhập bình quân đầu người của xã tại thời điểm xét, công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu phải cao hơn từ 10% trở  lên so với mức thu nhập bình quân đầu người áp dụng theo quy định đối với xã nông thôn mới nâng cao tại cùng thời điểm.

b. Kết quả thực hiện:

Thực hiện Công văn số 386/CTK-XH ngày 25/8/2022 của Cục thống kê Thanh Hóa về Hướng dẫn kiểm tra, thu thập, tính toán, tổng hợp và lập hồ sơ xác nhận tiêu chí thu nhập bình quân đầu người/trên năm của xã NTM, NTM. Nâng cao, NTM kiểu mẫu giai đoạn 2022 – 2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

UBND xã Nga An đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các điều tra viên và tổ chức điều tra 339 hộ mẫu và suy rộng toàn xã.

Theo yêu cầu tiêu chí xã đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2022 đạt 54 triệu đồng/người /năm.

Kết quả năm 2022 thu nhập bình quân đạt 60,2 triệu đồng /54 triệu đồng = 11,15%. Đạt yêu cầu tiêu chí

c) Tự đánh giá: Đạt

3. Tiêu chí 3:

 Xã Có 1 mô hình thôn thông minh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định: 

Theo quyết định 35/2022/QĐ – UBND ngày 12 tháng 8 năm 2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa  về việc ban hành tiêu chí thôn thông minh và tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2025 theo lĩnh vực nổi trội nhất. Xã Nga An đã chọn thôn 5 là thôn điểm xây dựng thôn thông minh.

a.     Yêu cầu tiêu chí:

Thôn thông minh là thôn đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:

-  Có hạ tầng Internet cáp quang và thông tin di động 3G/4G đến thôn.

-  Cán bộ  thôn có  ứng dụng các nền tảng số  để  thực hiện công tác  thông tin, truyên truyền trong thôn.

-  Có ít nhất 01  mô hình  ứng dụng công nghệ  thông tin, chuyển đổi số vào một  trong các lĩnh vực:  An  ninh trật tự;  an toàn giao thông; sản xuất  -  kinh doanh;  y  tế;  giáo  dục;  nông  nghiệp;  du  lịch;  năng  lượng,  chiếu  sáng;  môi trường; phát triển kinh tế  -  xã  hội; phát triển thương hiệu, thị  trường; truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

-  Tỷ lệ người  trong độ tuổi lao động có kỹ năng sử dụng các  loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu đạt từ 70% trở lên.

-  Tỷ  lệ  người  trong độ  tuổi lao động của thôn có tài  khoản thanh toán điện tử, có thể thanh toán được các dịch vụ thiết yếu đạt từ 50% trở lên.

- Tỷ lệ nhà ở trong thôn được gắn mã địa chỉ trên nền tảng bản đồ số đạt 100%.

b. Kết quả thực hiện:

-  Có hạ tầng Internet cáp quang và thông tin di động 3G/4G đến thôn.

        Có Internet được phủ sóng từ nhà văn hoá thôn đến các hộ gia đình. Có danh sách hộp cáp cung cấp dịch vụ điện thoại cố định, Internet băng thông rộng (Điện thoại Internet) tại các thôn. Có danh sách các trạm thu, phát sóng thông tin di động trên địa bàn xã.

         - Cán bộ thôn có ứng dụng các nền tảng số để thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền trong thôn.

Cán bộ thôn cùng với tổ công nghệ số cộng đồng thôn trực tiếp làm mẫu, mở lớp bồi dưỡng, tập huấn, hướng dẫn lại cho cá nhân, hộ gia đình trong thôn (ví dụ như: Cài ứng dụng sổ sức khỏe điện tử, ứng dụng PC - COVID, dịch vụ công, thông tin đất đai,…). Tạo nhóm mạng xã hội Việt Nam (ví dụ: lập nhóm Zalo, Mocha… hoặc các mạng xã hội Việt Nam phổ biến khác) gồm tất cả các hộ gia đình/người dân trong thôn  để hỗ trợ, tương tác, hướng dẫn thường xuyên. (Có kế hoạch, giấy mời, danh sách các cá nhân, hộ gia đình tập huấn trong thôn kèm theo)

           Có nhóm Zalo Ban lãnh đạo của thôn và nhóm zalo tuyên truyền trong thôn 5, tuyên truyền thường xuyên thông tin những nội dung, kiến thức pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước mang tính thời sự, đúng định hướng, kết hợp những hình thức tuyên truyền khác. 

           - Có ít nhất một mô hình ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào một trong lĩnh vực: An ninh trật tự; An toàn giao thông; sản xuất kinh doanh....

Thôn 5 có 01 mô hình ứng dụng công nghệ thông tin là lĩnh vực An ninh trật tự, cụ thể là ứng dụng 01 mô hình Camera. Hiện tại thôn 5 có 13 mắt camera nằm ở trục liên xã, tỉnh lộ 524, nhà văn hoá. Camera do thôn kêu gọi xã hội hoá. Tổng 13 camera với số tiền 1.300.000đ

- Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu đạt từ 70% trở lên.

         Có 397/564 người dân thôn 5 trong độ tuổi lao động đã sử dụng dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu đạt 70,4% .

                                      (Có danh sách minh chứng kèm theo)

- Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động của thôn có tài khoản thanh toán điện tử, có thể thanh toán được các dịch vụ thiết yếu đạt từ 50% trở lên.

        Có 288/564 người dân trong độ tuổi lao động của thôn có tài khoản thanh toán điện tử, có thể thanh toán được các dịch vụ thiết yếu đạt 51,1%.

                                             (Có giấy xác nhận kèm theo)

- Tỷ lệ nhà ở trong thôn được gắn mã địa chỉ trên nền tảng bản đồ số đạt 100% đang thực hiện theo các hưỡng dẫn của sở, ban ngành.

c) Tự đánh giá: Đạt

4. Tiêu chí 4: Đạt tiêu chí quy định  xã nông thôn mới kiểu mẫu theo ít nhất một trong các lĩnh vực nổi trội nhất  (về  sản xuất, về giáo dục, về văn hóa, về  du lịch, về

cảnh quan môi trường, về an ninh trật tự, về chuyển đổi số…) mang giá trị đặc trưng của địa phương, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

Theo quyết định 35/2022/QĐ – UBND ngày 12 tháng 8 năm 2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa  về việc ban hành tiêu chí thôn thông minh và tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2025 theo lĩnh vực nổi trội nhất.

UBND xã đã xây dựng kế hoạch số: 45/KH-UBND ngày về xây dựng xã NTM kiểu mẫu năm 2022 và trọng tâm là các chỉ tiêu thực hiện lĩnh vực nổi trội về xanh, sạch, đẹp và an toàn. Đồng thời các thôn cũng xây dựng các quy ước, hương ước lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp.

Tổng số tiêu chí xã tổ chức tự đánh giá đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu theo lĩnh vực cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn 4/4(tổng số) tiêu chí, đạt 100%, cụ thể:

4.1. Tiêu chí số  7.1 về Xanh:

a) Yêu cầu của tiêu chí: Tỷ lệ km đường xã, đường thôn (bản), liên thôn (bản) được trồng cây bóng mát dọc bên đường (khuyến khích kết hợp trồng hoa) đạt trên 80%, các khu công cộng được trồng cây xanh, cây bóng mát.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Sự cần thiết của việc trồng cây xanh nơi công cộng: Không gian xanh đóng góp một cách tích cực để tạo ra giá trị vật chất, tinh thần và môi trường sống không những cho mỗi cá nhân mà còn cho cộng đồng dân cư. Hiệu quả tổng hợp của bóng mát và bay hơi có thể làm giảm 17 - 57% năng lượng cần thiết cho hệ thống điều hòa không khí khi tăng 25% diện tích che phủ thảm thực vật, chắn gió, giảm tiếng ồn và tăng chất lượng không khí có thể giảm lượng bụi trong không khí. Như vậy, mỗi người dân cần diện tích 4m² cây xanh để đảm bảo không khí trong lành cho cuộc sống. Ngoài ra, cây xanh có vai trò quan trọng trong kiến trúc và trang trí cảnh quan chung làm tăng giá trị thẩm mỹ cũng như cảnh quan chung trong điểm dân cư nông thôn.

- Qua thống kê kiểm tra xác minh hiện tại tổng số cây xanh trên địa bàn xã Nga An là: Có 95,1 ha cây ăn quả, cây lâu năm và 23 ha rừng trồng trên núi đá, 23 tuyến đường giao thông có cây xanh bóng mát gồm các loại cây: Cam bưởi, xoài, nhãn, vú sữa, vải, Bạch đàn, xà cừ, lộc vừng, Phượng vĩ, cây bàng, tháp bút, keo, cây bằng lăng, sao đen, sấu…..Diện tích trồng cây xanh của các điểm có khả năng tiếp cận sử dụng của mọi người dân trong điểm dân cư nông thôn là: 45.975m2. (có cụ thể từng vị trí, diện tích được khoanh trên bản đồ địa chính của xã).

Qua rà soát, thống kê trên địa bàn xã, diện tích cây xanh chủ yếu tập trung tại các trục đường chính liên xã, liên thôn, trung tâm văn hóa thể thao của xã, các khuôn viên nhà văn hóa thôn, khuôn viên 3 nhà trường, trạm y tế; tại các vườn hộ và đất rừng trồng trên núi đá cụ thể theo bảng biểu sau:

STT

Tên vùng trồng cây xanh

Diện tích   trồng cây xanh(m2)

 

1

Tuyến đường liên xã UB đi cống đưởng

2,960

 

2

Tuyến đường Khe niễng

375

 

3

Khuôn viên UBND xã Nga An +sân vận động+ khu đài tưởng niệm và nhà truyền thống

3,200

 

4

Trường THCS Nga An

4,000

 

5

Trường Mầm non Nga An

1,200

 

6

Trường Tiểu học Nga An

1,500

 

7

Khuôn viên nhà văn hóa thôn 1

250

 

8

Khuôn viên nhà văn hóa thôn 2

300

 

9

Khuôn viên nhà văn hóa thôn 3

320

 

10

Khuôn viên nhà văn hóa thôn 4

250

 

11

Khuôn viên nhà văn hóa thôn 5

220

 

12

Khuôn viên nhà văn hóa thôn 6

120

 

13

Khuôn viên nhà văn hóa thôn 7

450

 

14

Khuôn viên nhà văn hóa thôn 8

120

 

15

Khuôn viên nhà văn hóa thôn 9

350

 

16

Khuôn viên nhà văn hóa thôn 10

100

 

17

Khuôn viên nhà văn hóa thôn 11

250

 

18

Khuôn viên nhà văn hóa thôn 12

170

 

19

Đất cây xanh trên các trục đường GTNT

7,300

 

20

Đất cây xanh trên núi người dân có thể thụ hưởng

5,000

 

21

Đất cây lâu năm, cây ăn quả tại các vườn hộ

17,440

 

Tổng cộng

45,875

 

 

 T Cây xanh  =    Diện tích đất cây xanh (m2)      =    45,875  =  5,71(m2/người)
                         Quy mô dân số trên địa bàn xã             8056

Trong số các địa điểm có cây xanh trên địa bàn xã, khu vực các nhà văn hóa các thôn; khu vui chơi của thôn,  trung tâm văn hóa thể thao của xã, các khuôn viên của 3 nhà trường, trạm y tế dùng để cho nhân dân, học sinh hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tại các khu vực này), các dải cây ven đường các trục đường liên xã, liên thôn, ngõ xóm dùng để tạo bóng mát cho nhân dân đi lại, cây xanh còn điều hòa không khí, tạo cho môi trường được trong lành hơn.

- Vị trí của các khu vực có cây xanh trên địa bàn xã như nhà văn hóa, khu vui chơi, các tuyến đường ,….đều nằm ở vị trí trung tâm của các thôn, thuận lợi cho việc đi lại để tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao tại đây.

- Mức độ, hình thức tiếp cận: Tùy từng độ tuổi mà mức độ và hình thức tiếp cận cây xanh trên địa bàn có sự khác nhau; trên địa bàn xã có 03 trường học, diện tích cây xanh tại các trường đảm bảo cho bóng mát, tạo không khí trong lành để học sinh vui chơi, học tập; tại các nhà văn hóa đối tượng tiếp cận là những người dân ở độ tuổi trung niên, chủ yếu để đi bộ, chơi thể thao, văn hóa, văn nghệ, trò chuyện; tại các tuyến đường giao thông chủ yếu nhân dân dùng để đi bộ vào buổi sáng, tối…

Đánh giá chung, khả năng tiếp cận cây xanh của người dân trên địa bàn xã đã đảm bảo nhu cầu. Đa số người dân đã lựa chọn nhà văn hóa và dải cây ven đường để tiếp cận, đi bộ, thể thao,… ; thời gian nhân dân dành cho hoạt động tại các điểm nhà văn hóa, khu vui chơi, đi bộ tập luyện thể dục thể thao đã được quan tâm và dành nhiểu hơn, làm tăng khả năng tiếp cận với cây xanh, thông qua đó cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Hàng năm, vào dịp mùa xuân, xã đều phát động cho cán bộ, nhân dân thực hiện trồng cây xanh, bảo vệ môi trường, phấn đấu đến năm 2025 trồng được 10.000 cây, riêng năm 2022 trồng được 1830 cây.

Tăng cường công tác tuyên truyền về lợi ích của việc trồng cây xanh để nhân dân được biết và chủ động bổ sung cây xanh ở các khuôn viên hộ gia đình, các tuyến đường liên xã, liên thôn.

Ủy ban nhân dân xã quy hoạch những tuyến đường để bổ sung trồng thêm cây xanh, quy hoạch các khu trung tâm của xã để trồng thêm các cây bóng mát, cây ăn quả.

Giao cho hội phụ nữ và hội nông dân tự quản các tuyến đường mà xã đã quy hoạch và trồng cây xanh để thuận tiện cho việc chăm sóc và bảo về cây sau khi trồng.

Nguồn kinh phí để trồng các loại cây xanh và chăm sóc lấy từ việc xã hội hóa của nhân dân và một phần kinh phí từ ngân sách địa phương

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí đạt

         4.2. Tiêu chí số  7.2 về Sạch

         a) Yêu cầu của tiêu chí- Tỷ lệ km đường trục xã, trục thôn (bản), liên thôn (bản) được trang bị thùng đựng rác hoặc bố trí điểm tập kết rác hợp lý đạt trên 80%; công tác vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm được duy trì thường xuyên, kênh mương được vệ sinh, nạo vét, khai thông dòng chảy, phát quang, kè bờ và xây dựng cảnh quan (không có hiện tượng tù đọng nước thải và rác thải dưới kênh mương thoát nước). Khuôn viên trụ sở UBND xã, trạm y tế, trường học và nhà văn hóa thôn, xóm phải được chỉnh trang, vệ sinh sạch sẽ, trồng cây xanh, cây hoa phù hợp cảnh quan và có nước sinh hoạt, nhà vệ sinh an toàn.

         b) kết quả thực hiện tiêu chí:

- Các tuyến đường đã được bêtông hóa hoặc rải cấp phối, đảm bảo lầy không lội vào mùa mưa. Luôn đảm bảo thông thoáng, không lấn chiếm lòng lề đường và rác thải được để đúng vị trí tập kết và thời gian theo quy định.

Tổng  số các tuyến đường giao thông trong toàn xã 230 tuyến đường, tổng chiều dài các loại đường (xã, trục thôn, ngõ xóm, nội đồng) 83,72km.

Đã ban hành, niêm yết công khai và tổ chức thực hiện quy định, quy chế về giữ gìn vệ sinh, BVMT nơi công cộng.Dọc các tuyến đường của xã và thôn luôn có các khẩu hiệu về giữ gìn vệ sinh môi trường

* Trong đó:

- Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện:Chiều rộng nền đường bình quân 8.5m, chiều rộng mặt đường bình quân 4.5m trở lên được bê tông và nhựa hóa 11.99km/ 11.99km  đạt 100%. và được bảo trì hàng năm; có 8,24km/11,99km = 68,72% đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp và có các hạng mục cần thiết theo quy định

- Đường thôn: Gồm 53 tuyến, tổng chiều dài là 21,5 km, chiều rộng nền đường trung bình từ 4 m trở lên, chiều rộng mặt đường trung bình 3,0m được bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm: 21.5km/21.5 km đạt 100%.Hàng năm được bảo trì và có 14,136 km/21,5 km = 65,74% đảm bảo sáng xanh sạch đẹp và có các hạng mục cần thiết theo quy định

- Đường ngõ, xóm: Gồm 118 tuyến, tổng chiều dài là 20,592 km, đảm bảo sạch sẽ, không lầy lội vào mùa mưa, chiều rộng nền đường trung bình từ 3m đến 4m, chiều rộng mặt đường trung bình từ 2 - 3m. Đường ngõ xóm đã bê tông hóa được 20.592km/20.592 km = 100%; Trong đó có 17,873km/ 20,592km = 86,8% đủ kích thước nền đường từ 4m trở lên và mặt đường từ 3m trở lên, còn lại 13,2% mới đảm bảo kích thước nền đường từ 3m trở lên và mặt đường đủ 2m trở lên.

- Đường trục chính nội đồng: Gồm 50 tuyến, tổng chiều dài là 29,64 km, đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm, chiều rộng nền đường trung bình 4m- 5m, chiều rộng mặt đường trung bình 3m – 4m,  tỷ lệ đường được bê tông hóa và cứng hóa: 23.835km/29.64km = 80,04%

         Các tuyến đường xã, liên thôn, ngõ xóm được trang bị thùng chứa rác đảm bảo vệ sinh môi trường đạt 85%; các tuyến đường nội đồng cũng được trang bị các thùng chứa bao bì thuốc BVTT đảm bảo không vứt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.

- Các thôn đã xây dựng hương ước về giữ gìn vệ sinh chung trong toàn

xã và các hộ gia đình. ( có hương ước của các thôn kèm theo)

- Tổ chức thu dọn vệ sinh: Hội phụ nữ với phong trào “ngày chủ nhật xanh” luôn tổ chức quét dọn đảm bảo vệ sinh môi trường; đoàn thanh niên tham gia trong việc cắt tỉa cây xanh; tổng dọn tụ điểm tập trung rác thải đảm bảo không gian luôn sáng, xanh, sạch, đẹp.

Hệ thống kênh mương trên địa bàn toàn xã được kiên cố hóa có bờ chắn hoặc biển cảnh báo đảm bảo an toàn,

Hàng năm được UBND xã và HTX xây dựng kế hoạch nạo vét, tu sửa đảm bảo việc tưới tiêu thuận lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, mỗi năm 2 đợt vào trước mùa mưa bão và mùa khô, trên địa bàn xã Các đoạn sông, kênh, mương không có mùi hôi thối, không ứ đọng rác thải; không có tên trong danh sách khu, điểm ô nhiễm môi trường do UBND tỉnh phê duyệt.Các khu vực công cộng trên địa bàn xã không có hiện tượng xả nước thải, CTR không đúng quy định, gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng.

         Khuôn viên trụ sở UBND xã, trạm y tế, trường học và nhà văn hóa thôn, được chỉnh trang, vệ sinh sạch sẽ, trồng cây xanh, cây hoa phù hợp cảnh quan và có nước sinh hoạt, nhà vệ sinh an toàn.

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí đạt

4.3. Tiêu chí số 7.3 về Đẹp:

         a) Yêu cầu của tiêu chí: Các tuyến đường ngõ, xóm được trồng hoa, cây cảnh, hàng rào được trồng bằng cây xanh hoặc xây dựng nhưng có phủ cây xanh đạt trên 70%. Ao, hồ, khu vực công cộng được giữ gìn, bảo vệ, phục hồi và cải tạo thành các khu vui chơi giải trí, khu vực tập thể dục, khu sinh hoạt cộng đồng, khu vực học bơi cho trẻ em.

         b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

Số tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã được tổ chức trồng hoa, cây xanh bóng mát = 31.007km/54.082 = 57.5% vàhàng rào được trồng hoặc phủ cây xanh đạt 72%.

- Theo thống kê rà soát trên địa bàn toàn xã có 2186 hộ; số hộ có vườn là 1267 hộ; diện tích đất vườn là 7,99 ha chiếm 1,56% diện tích đất nông nghiệp; số hộ có diện tích vườn từ 100 – 200m2 là 723 hộ; diện tích từ 200 – 300m2 là 410 hộ; từ 300 – 500m2 là 108 hộ và diện từ từ 500m2 trở lên là 26 hộ; Các hộ gia đình đã thực hiện cải tạo vườn tạp thành các vườn có giá trị, trồng các cây rau màu, cây ăn quả đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình, nhiều vườn đã trở thành các vườn hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao cho các hộ; trở thành các vườn mẫu.

- Các hộ đã chú trọng chỉnh trang hàng rào bằng cây xanh, trồng các loại cây xanh bên cạnh tường rào bê tông; phủ cây xanh được cắt tỉa gọn gàng, không vươn ra đường gây cản trở giao thông.

Trên địa bàn toàn xã có: 62,8 ha diện tích ao hồ và 49,75km kênh mương đều phù hợp với quy hoạch được phê duyệt

Các diện tích ao hồ ngoài việc tạo mặt bằng thoáng, điều tiết khí hậu, tạo cảnh quan đẹp còn được nhân dân khai thác sử dụng nuôi tôm cá mang lại thu nhập cho người dân.Các khu vực ao, hồ, khu vực công cộng...được UBND xã và các hộ quan tâm cải tạo thành khu vực tập thể dục, khu sinh hoạt cộng đồng, và luôn thống nhất giữ gìn vệ sinh chung.

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí đạt

         4.4. Tiêu chí số  7.4 về An toàn:

         a) Yêu cầu của tiêu chí: Hệ thống thoát nước được xây dựng đảm bảo an toàn cho người dân; hệ thống các ao, hồ trên địa bàn xã phải có lan can hoặc hàng rào bằng cây xanh, đảm bảo an toàn và mỹ quan.

         b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Số tuyến đường xãcó rãnh thoát nước phù hợp đảm bảo an toànlà: Tỷ lệ các đoạn đường trục xã và trục thôn trong khu dân cư có rãnh tiêu thoát nước mặt đường là 26,795km/33,49km = 80%. Trong đó trục xã có rãnh tiêu thoát nước mặt đường = 10.79km/11.99km  =  90%; trục thôn trong khu dân cư có rãnh tiêu thoát nước mặt đường: 16.005/21.5km =  74.4%.

- Hệ thống các ao, hồ trên địa bàn xã đều có lan can, hàng rào cây xanh đảm bảo mỹ quan và an toàn theo quy định

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí đạt

V. ĐÁNH GIÁ CHUNG.

1. Những mặt đạt được.

Sau 2 năm thực hiện chương trình duy trì NTM nâng cao và xây dựng xã kiểu mẫu đem lại nhiều kết quả tiêu biểu là:

- Giao thông nông thôn được cải thiện tạo điều kiện cho nhiều loại phương tiện đi lại thuận lợi thúc đẩy các dịch vụ như: Vận tải, thu mua và tiêu thụ hàng nông sản, hàng hóa, giao lưu phát triển kinh tế xã hội.

- Thủy lợi cơ bản đáp ứng được nhu cầu của sản xuất nông nghiệp tạo điều kiện cho năng suất cây trồng tăng lên, chất lượng sản phẩm cao hơn, tạo lợi nhuận cho nông dân về kinh tế, đồng thời nông dân có thể trồng đại trà theo mô hình cánh đồng mẫu lớn; cánh đồng hàng hóa liên kết phục vụ cho chế biến trong nước và xuất khẩu.

- Đào tạo nghề, tổ chức tập huấn kỹ thuật được chú trọng, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề và tập huấn kỹ thuật ngày càng cao, giúp cho nông dân nâng cao kỹ năng canh tác, tạo ra năng xuất ngày càng cao hơn, sản phẩm ngày càng cao và tốt hơn.

- Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp mở thêm điểm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tạo điều kiện cho nông dân trao đổi sản phẩm, đồng thời tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương.

- Xây dựng nông thôn mới đời sống văn hoá của cộng đồng được nâng lên, tiêu biểu là:

Trước đây nhà văn hoá và khu thể thao hầu hết không đủ điều kiện để phục vụ hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao của nhân dân, thực hiện theo tiêu chí của xã có 100% các thôn có nhà văn hoá và khu thể thao đảm bảo phục vụ cho nhu cầu hoạt động văn hoá, thể thao của nhân dân.

 Các nhà văn hoá được trang bị tủ sách, được đấu nối Internet phục vụ nhu cầu nâng cao hiểu biết của nhân dân. Khu thể thao được đầu tư các dụng cụ sử dụng chung tạo điều kiện cho nhân dân vui chơi và rèn luyện sức khoẻ.

 Trường học các cấp, phòng học sân chơi tiếp tục được quan tâm củng cố tạo điều kiện thuận lợi cho các em học sinh học tập và vui chơi.

 Hương ước của các thôn được thảo luận bổ sung phù hợp với phong tục tập quán và quy định của pháp luật.

 An ninh trật tự trong thôn nói riêng, trong xã nói chung luôn được giữ vững.

Tóm lại:Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu có kinh tế xã hội phát triển, có kết cấu hạ tầng, kinh tế xã hội từng bước đồng bộ hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn dân chủ văn minh, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của người dân càng được nâng cao.

Từ những kết quả đó, sau khi MTTQ tổ chức lấy phiếu đánh giá sự hài lòng của người dân đối với công cuộc xây dựng NTM kiểu mẫu, hầu hết nhân dân đều hài lòng, phấn khởi, tỷ lệ hài lòng của người dân về xây dựng xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu đạt 99,6 %.

2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:

a. Những tồn tại, hạn chế

- Bắt tay vào xây dựng NTM kiểu mẫu, trên cơ sở đánh giá tình hình thực tế tại địa phương, gặp không ít khó khăn, thách thức địa bàn rộng có nhiều khu dân cư; số km đường giao thông chưa đảm bảo tiêu chí nâng cao cũng rất lớn, tỷ lệ hộ làm nông nghiệp chiếm 50% trên tổng số hộ của địa phương; một số tiêu chí mới chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể. Tại thời điểm rà sóat thực trạng xã Nga An mới có 1/4 tiêu chí đạt.

- Thu ngân sách ở địa phương gặp khó khăn, nguồn thu chủ yếu từ cấp quyền sử dụng đất ở nhưng hai năm trở lại đây không đấu giá được, mà nguồn lực đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng lớn, nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ XDNTM kiểu mẫu ở địa phương.

b. Những nguyên nhân

 Những tồn tại nêu trên nguyên nhân chủ yếu là do: Chương trình xây dựng NTM kiểu mẫu là một nhiệm vụ lớn, kéo dài và khó khăn (có điểm mở đầu mà không có điểm kết thúc); trong khi đó tiềm lực và xuất phát điểm của địa phương còn thấp, các nguồn thu ngân sách hầu như không có, chủ yếu dựa vào nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, thủ tục đấu giá đất qua rất nhiều bước không dấu giá được.

Trình độ năng lực, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ đảng viên và nhân dân còn hạn chế, đời sống của một bộ phận nhân dân còn khó khăn, còn có ý thức trông chờ ỷ lại nên đã gây không ít khó khăn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương.

3. Bài học kinh nghiệm

3.1. Muốn xây dựng thành công xã NTM kiểu mẫu, trước tiên phải làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng nhằm nâng cao nhân thức cho nhân dân hiểu rõ chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của địa phương; làm rõ vai trò chủ thể của nhân dân trong thực hiện chương trình, mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM kiểu mẫu ở xã.

3.2. Làm tốt công tác quy hoạch, xây dựng vùng sản xuất cây trồng hàng hóa có giá trị kinh tế cao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mạnh dạn đưa và nhân rộng cây trồng có giá trị kinh tế cao để nâng cao hiệu quả giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích.

3.3. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa, huy động các nguồn lực trong cộng đồng dân cư, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn thu tại địa phương “Lấy sức dân để lo cho dân” tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội, nhất là các công trình thuộc nhóm không có hỗ trợ của nhà nước; thực hiện công khai, minh bạch các khoản thu, chi; tuân thủ nghiêm túc quy trình, quy định trong công tác quản lý tài chính, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai.

3.4. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng; sự quản lý, điều hành, linh hoạt, sáng tạo của chính quyền; các nhiệm vụ phải được bàn bạc cụ thể, vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Xây dựng kế hoạch hoạt động, phân công rõ trách nhiệm cho từng bộ phận, từng thành viên,cụ thể, rõ ràng.

 3.5. Các đoàn thể chính trị - xã hội tham gia có hiệu quả trong công tác tuyên truyền, vận động; trực tiếp gặp gỡ đoàn viên, hội viên để truyền tải các nhiệm vụ chính trị của địa phương; thường xuyên theo dõi, kiểm tra kết quả thực hiện của tổ chức mình.

3.6. Thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các nhiệm vụ của các ngành và các thôn; kịp thời sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm các nội dung đã và đang thực hiện.

3.7. Thường xuyên nêu gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến những cách làm hay; có chính sách phù hợp để hỗ trợ những mô hình mới có hiệu quả kinh tế cao, làm tốt công tác khen thưởng cho các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến.

5. Những mô hình xây dựng nông thôn mới tiêu biểu:

- Mô hình:“Phụ nữ với phân loại rác thải”

- Mô hình PN: “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em";

- Mô hình “CLB nông dân với pháp luật”;

- Mô hình “ Cổng trường tự quản đảm bảo an ninh trật tự an toàn giao thông”;

- Mô hình “ tổ liên gia an toàn về phòng cháy chữa cháy”.

VI. KẾ HOẠCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI; XÃ NTM NÂNG CAO, NTM KIỂU MẪU.

1. Quan điểm.

Xác định chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM là một nhiệm vụ xuyên suốt trong trong quá trình lãnh chỉ đạo, thực hiện của cả Hệ thống chính trị, Đảng bộ và nhân dân xã Nga An. Không chỉ duy trì xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao mà phải duy trì xã Nga An đạt là xã kiểu mẫu của Tỉnh. Góp phần xây dựng huyện Nga Sơn đạt chuẩn NTM nâng cao trong Giai đoạn 2021 – 2025; và huyện kiểu mẫu giai đoạn 2025 - 2030.

2. Mục tiêu.

Tiếp tục nỗ lực phấn đấu, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất hàng hóa và cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập và chất lượng sống của nhân dân, đẩy mạnh chuyển dịch từ sản xuất truyền thống sang áp dụng khoa học công nghệ để ứng dụng sản xuất công nghệ cao. Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng/người/năm); tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã; các tiêu chí văn hóa; giáo dục; môi trường; an ninh trật tự và hành chính công phải luôn giữ vững tiêu chuẩn kiểu mẫu.

3. Nội dung, giải pháp thực hiện.

Đảng bộ và nhân dân Nga An tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, tinh thần sáng tạo để xã Nga An thực sự giàu đẹp, văn minh, là xã kiểu mẫu của huyện và tỉnh . Phấn đấu đến năm 2030 xây dựng xã Nga An trở thành xã Anh hùng trong thời kỳ đổi mới.

Để hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu trên đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân không ngừng thi đua học tập, công tác, lao động sản xuất tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm sau:

- Làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về các chủ trương, đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương, thấy rõ thời cơ, thách thức trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới, có niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của đảng, vào đường lối đổi mới đất nước, tạo động lực mạnh mẽ và sự đồng thuận sâu sắc trong nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần xây dựng xã Nga An phát triển nhanh và bền vững một cách toàn diện và vượt trội.

         -  Khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại; mở rộng mô hình sản xuất kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tiếp tục khai thác có hiệu quả đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, trọng tâm là hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng đảm bảo điều kiện tốt nhất phục vụ cho sản xuất NN, tăng hệ số sử dụng của đất và giá trị trên đơn vị diện tích. Làm tốt công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ thâm canh và tư duy kinh tế của người dân, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân.

-  Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động văn hóa xã hội, bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội. Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, trọng tâm là xây dựng con người văn hóa, gia đình văn hóa, làng, cơ quan văn hóa, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng tình làng nghĩa thôn, ý thức trách nhiệm cộng đồng trong nhân dân ( mô hình hoạt động văn hóa thể thao tiêu biểu). Thực hiện có hiệu quả chính sách an sinh xã hội; chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng chính sách, người có công, các đối tượng bảo trợ XH. Đẩy mạnh các phong trào TDTT, văn nghệ quần chúng. Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường; thực hiện tốt chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, việc phân loại,thu gom, xử lý rác thải và trồng cây xanh; trồng hoa. Quan tâm đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động để có thu nhập ổn định tại địa phương.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, đạo đức lối sống, ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, xây dựng cộng đồng dân cư lành mạnh, không có tội phạm và TNXH; xây dựng con người Nga An có tình yêu quê hương sâu sắc, luôn có ý chí phấn đấu vươn lên, ham học hỏi, lao động cần cù, thông minh sáng tạo; sống nghĩa tình, giàu lòng vị tha. Đồng thời làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, chính sách dân số, KHHGĐ.

-  Tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội, thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự - quốc phòng - an ninh gắn với phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng khu dân cư đảm bảo an toàn làm chủ. Ngăn chặn, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội. Không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của tổ ANTT và ANXH tại các thôn, làng. Phát huy ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác, tự quản của nhân dân, và từng cộng đồng dân cư trong việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo có môi trường lành mạnh tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.

-  Tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên; xây dựng đảng bộ TSVM, đáp ứng tốt hơn yêu cầu lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Đẩy mạnh việc thực hiện; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí minh, để tấm gương đạo đức của Bác thấm sâu trong nhận thức và mỗi việc làm của cán bộ, đảng viên và nhân dân, Tiếp tục phát huy. Vì vậy đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải là tấm gương trong các phong trào hành động cách mạng. Không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, phát huy vai trò của MTTQ, các đoàn thể trong việc tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng chuẩn văn hóa - chuẩn NTM trong những năm tới. Thực hiện công khai minh bạch, đầy đủ các thủ tục hành chính; giải quyết thủ tục hành chính có hiệu quả./. 

 

Nơi nhận:

- BCĐ NTM tỉnh (để báo cáo);

- VPĐP tỉnh Thanh Hoá (để báo cáo);

- BCĐ NTM huyện (để báo cáo);

- BCĐ xã(để thực hiện);

- Lưu: VP, BCĐ.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

 

 

(Đã ký)

 

 

Trần Công Văn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Thư viện audio

Phát thanh trực tuyến

2021-12-28 13:57:41

Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
332618