Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Nga An quyết tâm xây dựng xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu vào năm 2023

Sắp khai hội Chùa Tiên, xã Nga An

Đăng lúc: 10:44:20 17/04/2019 (GMT+7)
100%
Print

Chùa Tiên toạ lạc tại xóm 6 xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá, Chùa được xây dựng trên một mảnh đất rộng 3,5 ha, cảnh quan đẹp, hấp dẫn, Chùa Tiên đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia. Cách quốc lộ 10 chỉ khoảng 500m. Lễ hội chùa Tiên được tổ chức thường niên vào ngày 14, 15, 16 tháng 3 âm lịch hàng năm.

 chùa tiên 1.jpg
Trong tháng 3 âm lịch hàng năm, ở xã Nga An có nhiều lễ hội như lễ hội Phủ Trèo, lễ hội Phủ Thông, lễ hội Chùa Tiên... trong đó lễ hội Chùa Tiên được UBND xã Nga An tổ chức lớn nhất với 2 phần lễ và phần hội. Đến ngày 17/4/2019 mọi công tác chuẩn bị cho ngày khai hội chính thức vào sáng 18/4/2019 (tức ngày 14/3 âm lịch) đã hoàn tất, lễ hội diễn ra trong 3 ngày, đây là dịp để phật tử bốn phương về dâng hương kính Phật và tham gia nhiều hoạt động văn hóa, vui chơi, vãn cảnh, bơi thuyền....
chuatien14.jpg
chuaTien16.jpg
chuaTien11.jpg
chuaTien2.jpg

Chùa Tiên, Hồ Đồng Vụa và Động Phủ Thông là một quần thể thắng cảnh nổi tiếng của của xứ Thanh từ lâu đó đi vào trí nhớ của của khách thập phương. Chùa Tiên có tên chữ là Chùa Mậu Nam, nhưng dân gian thường vẫn quen gọi là chùa Tiên bởi vì khu vực chùa Tiên là khu vườn đào và mẫu đơn rất rộng có cảnh sơn thuỷ hữu tình là trung tâm thắng cảnh của truyền thuyết chàng Từ Thức gặp nàng tiên Giáng Hương, truyền thuyết tình yêu tiên – trần đầy hương vị thể hiện tình yêu đôi lứa để đến hôm nay mối tình đầy chất thơ và lãng mạn ấy vẫn sống mãi với thời gian.

Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược, chùa bị xuống cấp nghiêm trọng. Trong suốt mười năm, từ năm 1990- 2000, chùa Tiên được tu bổ và tôn tạo liên tục, cảnh chùa càng ngày càng thêm phần mỹ lệ. Di tích lịch sử văn hóa chùa Tiên được xây dựng trên diện tích 66.700 m2, trên vùng đất cao ráo, mặt trước hướng Đông Bắc là cánh đồng lúa và hoa màu rộng lớn, phía sau hướng Tây dựa sát vào dãy núi Nhà Bà, sau chùa 50m là hồ Đồng Vụa. Trên đỉnh núi Nhà Bà, có bàn đá thiên tạo rất rộng, được gọi là Bàn cờ Tiên. Nếu leo lên đỉnh núi có thể nhìn bao quát toàn cảnh hồ Đồng Vụa và cảnh chùa bên dưới sẽ thấy được một vùng non nước hữu tình hài hòa. Chùa được bố trí trên mặt bằng hình chữ nhật, công trình kiến trúc trung tâm của chùa là Tiền đường, Tam bảo và gác chuông. Mặt bằng của chùa bố trí theo kiểu hình chữ Đinh. Kết cấu chính là gạch. Bên phải và cùng hướng với Tiền đường là nhà Tổ, bên trái vuông góc với Tiền Đường là Nhà Mẫu và nhà khách. Phía trước, cùng nằm trên trục nhất chính đạo của chùa là nhà bia và tượng Quan Thế Âm Bồ Tát tọa trên hồ nước hình tròn. Chếch về bên phải đằng trước là Vườn tháp. Đằng sau bên phải là ni đường (gồm nhà ni, bếp, vệ sinh), bên trái có sân, giếng nước, mộ tiền chủ (mộ của người được coi là đến vùng đất này đầu tiên). 

chuaTien4.jpg

chuaTien5.jpg

hodongvua.jpg

chuaTien20.jpg

Tiếp đó, Hồ Đồng Vụa ở ngay phía sau chùa Tiên, là một hồ thiên tạo rộng trên 20 ha, được ôm bọc bởi hai dãy núi đá chạy vòng cung thành một không gian sơn thuỷ rất sinh động, giữa hồ có hình ‘ông rùa’ nổi cao, hồ còn giữ được nguyên vẻ đẹp hoang sơ, du khách tới đây có thể bơi thuyền trên hồ để cảm nhận được hết vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây. Một bên là núi, một bên là nước, phong cảnh như hòa quyện với nhau. Ngồi trên thuyền, nhìn dòng nước mênh mang, sóng gợn lăn tăn, văng vẳng đâu đó, tiếng chuông từ chùa Tiên vọng lại, lòng người không khỏi bâng khuâng.

Nằm trong quần thể thiên tạo này là Động Phủ Thông cũng là một hang động rộng có cửa ra vào và cửa thông lên trời được nhân dân địa phương lập bàn thờ Mẫu. Đứng trên đỉnh núi nhìn xuống, vùng đất này như một Vịnh Hạ Long trên cạn. Từ trung tâm thắng cảnh chùa Tiên - Hồ Đồng Vụa - động Phủ Thông, chỉ trong vòng bán kính từ 2 đến 6 km ta có thể đến thăm tất cả các di tích thắng cảnh nổi tiếng khác như đảo núi Mai An Tiêm, Đường Trèo, động Từ Thức, động Bạch Á, cửa Thần Phù, đê Hồng Đức ....

Lễ hội Chùa Tiên hàng năm mang nhiều ý nghĩa và giá trị nhân văn sâu sắc, đậm bản sắc dân tộc, thể hiện tín ngưỡng thờ phật, thờ tổ tiên của dân tộc, góp phần bảo lưu những giá trị lịch sử văn hóa của khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia Chùa Tiên, đồng thời đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần, văn hóa tâm linh của các tầng lớp nhân dân và du khách thập phương./.

Tin: Lê Dung- ĐTT

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Thư viện audio

Phát thanh trực tuyến

2021-12-28 13:57:41

Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
332618